Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 30
  1. #1
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0

    Học lịch sử để rèn luyện tư duy phản biện

    Trong bối cảnh các bộ môn xã hội đang bị đánh giá thấp (vì sinh viên ra trường không kiếm được nhiều tiền), báo Los Angeles Times vừa đăng một bài về chủ đề "vì sao phải học lịch sử". Bài viết cho rằng lịch sử là một chuyên ngành có ích để giúp hình thành tư duy phản biện. Đây là một lập luận mới, nhưng qua những gì xảy ra trên diễn đàn này thì mình thấy lập luận này cực kì hợp lý.

    http://www.latimes.com/opinion/op-ed...nap-story.html

    Bài viết dẫn chứng các sinh viên tốt nghiệp ngành Sử học ở các trường đại học Mỹ thường trở thành luật sư (phần lớn chính trị gia xuất thân từ luật sư). Những người không trở thành luật sư thường có thu nhập thấp khi bắt đầu sự nghiệp; nhưng đến khi có khoảng 10-15 năm kinh nghiệm thì sinh viên ngành Sử lại có thu nhập cao không thua gì những sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh. Có thể so sánh với sinh viên các ngành Âm nhạc hay Nhiếp ảnh, thu nhập không bao giờ vươn lên được.

    http://www.payscale.com/college-sala...t-pay-you-back

    Lý do gì dẫn tới sự vươn lên này? Thời điểm 10-15 năm kinh nghiệm là lúc những người đi làm bắt đầu nắm vai trò lãnh đạo, đưa ra những quyết định quan trọng cho nơi mà mình làm việc. Những người được đào tạo bài bản về Sử học có một bộ kĩ năng mà các ngành khác ít khi có, đó là tư duy phản biện (critical thinking).

    Lịch sử là bộ môn nghiên cứu một số lượng lớn dữ liệu, với mục đích hiểu được những dữ liệu đó, "đóng gói" chúng lại thành những câu chuyện, những bài học cụ thể. Những người nghiên cứu lịch sử thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều góc nhìn khác nhau, nhiều "câu chuyện" khác nhau, nhiều khi xung khắc nhau, kể về cùng một quá khứ. Họ phải đưa quyết định là mình đồng thuận với góc nhìn nào, phản đối góc nhìn nào, hay là viết ra một câu chuyện hoàn toàn mới theo ý mình để diễn giải quá khứ.

    Không chỉ vậy, người học sử còn phải xử lý những thông tin bị thiếu. Các chứng cứ để lại từ quá khứ là không đầy đủ, cho nên khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể thì người học sử thường xuyên phải đối chiếu, sử dụng logic để phỏng đoán, đồng thời phản biện những phỏng đoán của người khác, với mục tiêu đạt tới một hiểu biết đúng và có ích nhất có thể. Những người nghiên cứu cũng thường xuyên "đồng ý về những bất đồng", tức là phân định rõ ràng ra những điều nào đã đồng thuận với nhau không ai chối cãi, những điều nào còn đang nằm trong vòng tranh luận.

    Những kĩ năng kể trên đều cực kì quan trọng trong quá trình ra quyết định của người lãnh đạo. Mỗi tổ chức, tập đoàn, hay chính phủ đều cần ít nhất một sử gia trong đội ngũ của mình. Và bộ môn Sử cần được dạy cho đúng cách, chứ vấn đề không nằm ở chỗ học nhiều hơn hay ít đi.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    lão đăng bài này lên fanpage đi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    ^ Để tới cuối tuần hay gì đó đăng cho có nhiều người đọc hehe

  4. #4
    Ngày tham gia
    Feb 2016
    Bài viết
    0
    Đọc qua. Nghĩa là học lịch sử có khả năng cao làm leader hả. ví dụ thằng Lùn Tyrion thích đọc sách ls.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Argon
    các bộ môn xã hội đang bị đánh giá thấp (vì sinh viên ra trường không kiếm được nhiều tiền)
    không rõ kinh tế có tính là môn xã hội không? Chứ bên cạnh IT đi làm cho Silicon Valley lương cao thì bằng kinh tế khi ra trường làm cho phố Wall lương cũng cao mà

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Có phải ai học it cũng thành Bill gate đâu. Tùy thôi, IT nước ngoài sao chứ IT vn tuổi ngắn lắm.

    Thật ra lãnh đạo và lịch sử này cũng thấy lâu rồi. Chẳng phải học lịch sử dễ lên boss mà thực tế lên boss rồi là bắt đầu nhảy vào học sử (như boss cũ của tớ) . Lý do lý déo này nọ, nhưng tớ thừa biết ổng đi ngoại giao nói với mấy thằng boss khác thằng nào cũng mở miệng là sử nọ sách chai, lâu ngày ông ấy thấy chán, ngồi nghe người ta nói mà chẳng hiểu *** gì thế là bắt đầu ôm lấy sách cố mà học.

    Xét vậy lịch sử cũng là một cách làm sang và ra vẻ tri thức hiểu biết của kẻ thành đạt, cũng là một cách để ngoại giao với các đại gia các sếp lớn. [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

    Lúc mới vô thấy mặt mình non troẹt boss nói chuyện cứ tặc lưỡi. "Chúng mày thời nay hỏng cả, chẳng biết gì về cha ông nguồn cội. " [IMG]images/smilies/105.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tôn Ngộ Chữ
    không rõ kinh tế có tính là môn xã hội không? Chứ bên cạnh IT đi làm cho Silicon Valley lương cao thì bằng kinh tế khi ra trường làm cho phố Wall lương cũng cao mà
    Về lý thuyết Kinh tế gần với toán học hơn. Về thực tế kinh doanh gần với các môn xã hội hơn.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    đại học thì thường chia thành các môn xã hội cấp bằng cử nhân (bachelor), các môn kỹ thuật cấp bằng kỹ sư (engineer). VD: VN có bằng cử nhân kinh tế, kỹ sư CNTT

  9. #9
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Sử cách ngành đều rất có ý nghĩa với người trong ngành đó. Nó giúp người ta put things in perspective, và rút ra nhiều kho báu bị chôn vùi. Một ví dụ là Einstein chắc do ngồi đọc các bằng sáng chế nhiều nên tự nhiên tư duy nó thoáng hơn, và sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng mind-blowing (thật ra xem xét kỹ thì Einstein chỉ hơn người khác ở chỗ chấp nhận những ý tưởng đi ngược lại với trực quan của con người chứ các thành tựu vật lý và toán học của Einstein gần như đều có người đương thời hoặc người đi trước đã từng làm như thế). Hoặc tác giả của loạt sách kinh tế GS Ha Joon Chang cũng là nhà sử học kinh tế. Gần đây tôi có đọc cuốn lịch sử y học, và thấy rằng người ta nhận xét đúng: trong suốt lịch sử Y học thì cách tiếp cận của bác sĩ là giáo điều (âm dương, ngũ hành, khí...v.v) và rất nhiều người bệnh chủ yếu làm vật thí nghiệm cho bác sĩ. Mãi đến đầu thế kỷ XX người ta còn cho rằng: nếu bệnh nặng anh có thể chết theo hai cách, vào bệnh viện chết dưới tay bác sĩ và chết từ từ ở nhà. Máy móc y tế ngày nay hiện đại nhưng tri thức bác sĩ vẫn chưa đổi thì chẩn đoán vẫn sai như thường.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng bộ công an:
    “ Nước ta Đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động

    các thần dân LSVN nghe chưa , từ bỏ đi [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •